Ngày 23/2/2024, Trường bet365 mobile (ĐH MTCN) tổ chức chương trình hội thảo: “Đào tạo mỹ thuật ứng dụng trong kỷ nguyên kỹ thuật số: Thách thức và cơ hội”. Hội thảo thuộc để tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nâng cao chất lượng đào tạo thiết kế mỹ thuật ứng dụng trình độ Sau đại học tại một số trường nghệ thuật đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay.” do TS. Phạm Hùng Cường làm chủ nhiệm đề tài.
Tham dự hội thảo có ThS Bùi Trung Dũng – Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH MTCN, TS. Phạm Hùng Cường – Hiệu trưởng trường ĐH MTCN cùng các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng tại Việt Nam và các cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên nhà trường.
Các tham luận tại hội thảo tập trung làm rõ thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng hiện nay.
TS Phạm Hùng Cường – Hiệu trưởng trường ĐH MTCN phát biểu khai mạc hội thảo
Tham luận 1: Đôi điều về hoạt động đào tạo mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay – GS.TS Trương Quốc Bình – Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.
Tham luận 2: Nâng cao trình độ nhân lực cán bộ giảng viên trình độ Sau đại học ngành Mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam hiện nay – PGS.TS Trần Thị Biển – Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
Tham luận 3: Xu hướng đào tạo mỹ thuật – Những vấn đề mới – TS Đỗ Thị Bắc – Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên.
Tham luận 4: Đào tạo mỹ thuật ứng dụng trong kỷ nguyên kỹ thuật số – ThS Nguyễn Huy Biển – Công ty CP Vdesign R&D
Tham luận 5: Cơ hội và thách thức đối với đào tạo ngành thiết kế đồ hoạ tại các trường đại học trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 – học viên Huỳnh Thị Thu Mơ – Thạc sỹ K23, ĐH MTCN, giảng viên Đại học Duy Tân, Đà Nẵng.
GS.TS Trương Quốc Bình – Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, trình bày tham luận: “Đôi điều về hoạt động đào tạo mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay”
Theo nội dung tham luận: “Đôi điều về hoạt động đào tạo mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay” GS.TS Trương Quốc Bình – Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam: Những năm qua, các hoạt động đào tạo mỹ thuật ở Việt Nam đã thu được những hiệu quả rất đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển đội ngũ những người sáng tạo mỹ thuật ở Việt Nam, trong đó có không ít tài năng mỹ thuật. Tuy nhiên, việc xem xét, đánh giá thực trạng và đề xuất những kiến giải nhằm đổi mới sự nghiệp đào tạo mỹ thuật ở nước ta, trong đó có công tác đào tạo thiết kế mỹ thuật ứng dụng vẫn là công việc cần thiết.
PGS.TS Trần Thị Biển – Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội trình bày tham luận: “Nâng cao trình độ nhân lực cán bộ giảng viên trình độ Sau đại học ngành Mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam hiện nay”
PGS.TS Trần Thị Biển nhận định: Nền giáo dục ở Việt Nam đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, giáo dục đã cũng cấp cho phần lớn nhân lực lao động có nhiều kỹ năng và sự thành công. Vì vậy, việc thay đổi, phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay mang xu hướng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, bồi dưỡng và phát hiện, phát triển nhân tài. Ở đó giáo dục nghệ thuật với định hướng đẩy mạnh hội nhập quốc tế, lĩnh vực giáo dục, đào tạo mỹ thuật ứng dụng hướng tới phát triển ở trình độ đạo học và sau đại học phù hợp với nhu cầu phát triển sáng tạo phục vụ và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ cũng như chất lượng cho cuộc sống xã hội. Trước những vấn đề nêu trên, tham luận: “Nâng cao trình độ nhân lực cán bộ giảng viên trình độ Sau đại học ngành mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Trần Thị Biển bàn luận về thực trạng và những yêu cầu của trình độ nhân lực cán bộ giảng viên sau đại học. Qua đó, tham luận đề xuất giải pháp nhằm đổi mới phương pháp và quy chế đào tạo cho các môn, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ quản lý, khích lệ sự sáng tạo chủ động hội nhập quốc tế của đội ngũ nhân lực cán bộ giảng viên.
Th.S Nguyễn Huy Biển – Công ty CP Vdesign R&D trình bày tham luận: “Đào tạo mỹ thuật ứng dụng trong kỷ nguyên kỹ thuật số”
Thạc sỹ Nguyễn Huy Biển – Người sáng lập và Giám đốc Thiết kế Công ty CP Vdessign R&D nhận định: trong kỷ nguyên kỹ thuật số, lĩnh vực đào tạo Mỹ thuật Ứng dụng (MTUD) cũng có những thay đổi đáng kể so với giai đoạn trước. Các mô hình đào tạo truyền thống đã dần được đổi mới, tích hợp với công nghệ để đáp ứng nhu cầu của người học và nhu cầu của doanh nghiệp.
Chương trình hội thảo cũng đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bàn luận của các nhà nghiên cứu, chuyên gia, cán bộ, giảng viên tham dự với các nhận định đa chiều, mang đến nguồn thông tin giá trị, thiết thực cho phát triển đào tạo mỹ thuật ứng dụng trong kỷ nguyên kỹ thuật số hiện nay.
Hội thảo đã thành công tốt đẹp./.