Hướng tới Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Trường bet365 mobile (1949-2024), và Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), ngày 2-11-2024, tại Hà Nội, Trường bet365 mobile đã tổ chức Hội thảo “Mỹ thuật ứng dụng trong xu thế hội nhập quốc tế”.
Toàn cảnh Hội thảo
Tham dự hội thảo có: PGS, TS Nguyễn Thanh Minh – Phó Cục trưởng Cục Quan hệ quốc tế (Bộ GDĐT); Ông Bùi Xuân Hoàng – Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDDT); Ông Phạm Hùng Cường – Hiệu trưởng Trường bet365 mobile
; đại diện Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng các trường: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, ĐH Mỹ thuật Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng TP.HCM; nhà nghiên cứu từ các nước Hoa Kỳ; Đức; Philippines; Canada; Thái Lan… Cùng sự hiện diện các thầy cô, giảng viên và các học viên, sinh viên Nhà trường.
Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng 75 năm thành lập Trường bet365 mobile
(1949-2024), kết hợp với chương trình Workshop & Triển lãm nghệ thuật quốc tế Hanoi Art Connecting, Hội thảo khoa học quốc tế “Mỹ thuật ứng dụng trong xu thế hội nhập quốc tế” được tổ chức với mong muốn thảo luận về những xu hướng và những chiến lược phát triển Ngành Mỹ thuật ứng dụng tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Trong đó, mục tiêu Hội thảo tập trung làm rõ tính cấp thiết và những vấn đề nổi bật của các hoạt động sáng tác và đào tạo mỹ thuật ứng dụng trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay của Nhà trường. Đây cũng là diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà quản lý, giảng viên và học viên cùng thảo luận về chiến lược và chính sách phù hợp với những yêu cầu mới của các ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng. Theo đó, hội thảo đề xuất đưa ra các chiến lược và giải pháp cụ thể nhằm phát triển Ngành mỹ thuật ứng dụng của Trường bet365 mobile
và trong tính đồng bộ phát triển tại Việt Nam.
TS Phạm Hùng Cường – Hiệu trưởng nhà trường phát biểu khai mạc Hội thảo
Mở đầu Hội nghị, TS Phạm Hùng Cường, nêu rõ nội dung của Hội thảo cùng sự hình thành và phát triển của Trường bet365 mobile trong 75 năm qua: (1) Thực trạng, định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, sáng tác các ngành, chuyên ngành mỹ thuật ứng dụng hiện nay trong bối cảnh hội nhập quốc tế; (2) Những chiến lược, chính sách, cơ chế quản lý trong việc đổi mới đào tạo các ngành, chuyên ngành mỹ thuật ứng dụng; (3) Công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và liên kết với các trường trong và ngoài nước, kết nối cộng đồng trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng; (4) Đào tạo mỹ thuật ứng dụng trong thời kỳ phát triển trí tuệ nhân tạo với thách thức và thời cơ trong sự phát triển lớn mạnh của Nhà trường.
GS, TS Nguyễn Xuân Tiên, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM phát biểu
Tại Hội thảo, GS, TS Nguyễn Xuân Tiên, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM phát biểu tham luận Đào tạo mỹ thuật ứng dụng gắn kết với nhu cầu và xu hướng phát triển xã hội, GS Nguyễn Xuân Tiên nhấn mạnh: “Mỹ thuật ứng dụng hiện nay đang là một ngành mũi nhọn về sự phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế với sự phát triển về khoa học công nghệ. Vì vậy, cần chú trọng vào công tác đào tạo, tăng cường mối liên kết giữa Mỹ thuật ứng dụng với các lĩnh vực liên quan, đặc biệt là cần gắn kết nhu cầu và xu hướng phát triển xã hội; cần tìm hiểu và nắm bắt về quá trình hoạt động của Mỹ thuật trong đời sống xã hội hiện nay để đổi mới tư duy trong sáng tạo, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, phương thức quản lý theo đúng hướng tiếp cận với nền công nghệ mới trong công cuộc cách mạng công nghệp 4.0, trí tuệ nhân tạo từ trường đại học và đề cao tính chất mở, tính chủ động, đi trước đón đầu, tiếp thu ứng dụng công nghệ mới trong xu thế toàn cầu hóa”.
GS, TS Trương Quốc Bình, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phát biểu
GS, TS Trương Quốc Bình, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, đánh giá cao quá trình phát triển trong 75 năm qua, Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp đã thu được nhiều thành tựu, góp phần vào việc hình thành và phát triển đội ngũ những người sáng tạo mỹ thuật ở nước ta, trong đó có không ít tài năng sáng tạo mỹ thuật. Hội thảo đã góp phần thiết thực vào sự nghiệp đổi mới sáng tạo và đào tạo văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam. Hội thảo này rất có ý nghĩa từ thực tiễn và nhu cầu đào tạo sau đại học về mỹ thuật ứng dụng trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, GS Trương Quốc Bình, đã phân tích cụ thể, chi tiết về thực tế tiềm năng, nội lực, các giá trị cốt lõi trong tình hình chung của các Trường Mỹ thuật, Viện nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật. Với phương châm kế thừa và sáng tạo về chất lượng, bản sắc, hội nhập và phát triển trong cả nước, trong đó Trường bet365 mobile là một trong những trường cần khẩn trương mở mã ngành đào tạo bậc Tiến sĩ về Mỹ thuật ứng dụng để làm sáng tỏ và sâu sát cho nội dung của Hội thảo.
GS Wasin Wisetsakdee trình bày tham luận
GS Wasin Wisetsakdee, Khoa Kiến trúc và Thiết kế của Đại học Công nghệ Bắc Bangkok King Mongkut (KMUTNB), Thái Lan, trình bày tham luận Nghệ thuật ứng dụng trong xu hướng hội nhập quốc tế: sự hợp tác giữa học viện và cộng đồng. GS Wasin Wisetsakdee cho rằng: “thông qua một dự án cho thấy việc áp dụng môn nghệ thuật để trình bày các thiết kế sáng tạo cho cộng đồng trong khuôn khổ sự kiện – như sự kiện tuần Lễ thiết kế ở Bangkok là nhằm giới thiệu chuyên môn thiết kế của khoa học đến với công chúng” và để chứng minh rằng: “tiềm năng của thiết kế trong việc tạo ra những tác động có ý nghĩa trong một cộng đồng”. GS nhấn mạnh, giới thiệu về một phương pháp học tập, đó là “điều kiện trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo sư, sinh viên và công chúng, góp phần vào sự phát triển liên tục của kiến thức thiết kế bền vững” được thông qua 3 giai đoạn: “hiểu – sáng tạo – và cung cấp cho người dùng (hợp tác để đảm bảo thiết kế đáp ứng hiệu quả, nhu cầu và bản sắc của cộng đồng)”.
GS Carolyn M.Muskat đến từ Hoa Kỳ phát biểu tham luận
TS Bùi Trung Dũng, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp
phát biểu tham luận
Bên cạnh đó, Hội thảo còn có thêm nhiều tham luận, ý kiến khác như của TS Bùi Trung Dũng, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp với tham luận: Hội nhập quốc tế trong 75 năm lịch sử hình thành và phát triển của trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp; Tham luận của GS Carolyn M.Muskat đến từ Hoa Kỳ, A Printmaker’s Perspective (Quan điểm của một thợ in); ThS Kim Woojoo, Giám đốc điều hành Học viện Green Accademy với tham luận: Ứng dụng AI trong xây dựng phong cách, kịch bản chuyên ngành phim…
Các tham luận trình bày sôi nổi xoay quanh vấn đề của nội dung Hội thảo, các nhà nghiên cứu khoa học khác và một số học viên, sinh viên của nhà trường cũng đã có ý kiến trao đổi, bàn luận.
Hội thảo thu hút hơn 51 bài tham luận, thể hiện sự phong phú về quan điểm và cách tiếp cận đối với những thách thức mà ngành Mỹ thuật ứng dụng đang phải đối mặt trong quá trình hội nhập quốc tế. Những kiến thức và kinh nghiệm quý báu được chia sẻ trong hội thảo đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển ngành mỹ thuật ứng dụng tại Việt Nam, hướng tới phát triển một nền Văn hóa “Bản sắc hội nhập – Sáng tạo và phát triển” mang giá trị cốt lõi của dân tộc Việt Nam.
Nguồn: //vanhoanghethuat.vn/phat-trien-m-thuat-ung-dung-trong-xu-the-hoi-nhap-quoc-te.htm